Nhà tù Phú Quốc – Khát vọng tự do bất diệt của dân tộc
Lịch sử Việt Nam oai hùng gắn liền với những trang đấu tranh bất khuất chống lại kẻ thù xâm lược. Và Nhà tù Phú Quốc, tọa lạc tại đảo ngọc Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, chính là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần kiên cường, bất khuất ấy. Nơi đây từng giam giữ hàng ngàn chiến sĩ cách mạng, những người con ưu tú đã hy sinh xương máu, góp phần vào sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Thông tin về nhà tù Phú Quốc
Có lẽ nhà tù Phú Quốc đã không còn xa lạ với mỗi người dân Việt Nam. Song những thông tin cơ bản về địa danh lịch sử này, nhiều người vẫn chưa biết hoặc chưa rõ. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn có được những hiểu biết về nhà tù ở đảo ngọc, từ đó làm giàu hơn kiến thức lịch sử ông cha của bản thân.
Vị trí
Nhà tù Phú Quốc tọa lạc ở số 350, đường Nguyễn Văn Cừ, xã An Thới, Phú Quốc. Địa chỉ này nằm ngay trên tỉnh lộ 46, cách trung tâm của thị trấn Dương Đông về phía Nam khoảng 28km và cách Bãi Khem khoảng 2km. Nhà tù này còn có tên gọi khác là nhà lao Cây Dừa. Nguồn gốc của tên gọi này sẽ được giải thích ở phần tiếp theo của bài viết.
Các hạng mục của nhà tù
Trại giam Phú Quốc vẫn được biết đến là “địa ngục trần gian”, nơi nổi tiếng với những hình thức dã man và tàn bạo. Diện tích của nhà tù rộng khoảng 400ha với 500 ngôi nhà được chia thành 12 phân khu. Xung quanh đều có vọng gác và hàng rào là dãy kẽm gai dày 7 đến 10 lớp.
Hiện tại, khu di tích lịch sử này chỉ còn 8 hạng mục. Đó là:
- Cổng tiểu đoàn 8 quân cảnh: Cổng được làm bằng trụ sắt và gạch đặc tạo thành 2 trụ cổng ở 2 bên
- Nghĩa địa tù binh: Có diện tích khoảng 20.427m2, được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Khu trung tâm được thiết kế thành hình tròn, chính giữa là khối hình chữ nhật, bên trên là tượng đài hình nắm tay (nắm đấm) thể hiện tinh thần và ý chí. Tên của các liệt sĩ được ghi trên khối hình chữ nhật
- Nhà thờ Kiến Văn: Có diện tích khoảng 4837m2. Hiện tại nơi đây chỉ còn vài mảnh tường, nền bê tông và các cột ở góc tường
- Nhà trưng bày bổ sung di tích: Ngôi nhà được xây dựng bằng bê tông cốt thép. Được chia ra làm 2 phòng với khoảng 43 hiện vật và 100 hình ảnh, tư liệu
- Phân khu B2: Đây là hạng mục được phục dựng lại, có diện tích khoảng 17.693m2. Bao gồm các hạng mục nhỏ như: vọng gác, hàng rào, cổng trại giam, chuồng cọp kẽm gai, khu nhà bếp và nhà ăn, khu nhà tra tấn tù binh, phòng biệt giam B2, dãy nhà vệ sinh
- Đài tưởng niệm liệt sĩ ở Đồi Sim: Có diện tích khoảng 12.420m2, được xây bằng bê tông cốt thép. Nằm giáp với khu vực nhà dân và tỉnh lộ 47. Nơi đây có biểu tượng hình người mang ý nghĩa “những con người ra đi từ nơi ấy”
- Cổng tiểu đoàn 7 quân cảnh: Cổng được làm bằng sắt và gạch chỉ đặc tạo thành 2 trụ ở 2 bên. Cổng có tường rào bao quanh và ngay bên có bảng giới thiệu về tiểu đoàn 7 quân cảnh. Sau năm 1975, vị trí của cổng đã được rời vào bên trong, cách vị trí cũ khoảng 15m
- Cổng và nhà ban chỉ huy nhà tù: Hiện tại chỉ có cổng và 4 nhà mới được phục dựng lại. Bao quanh là tường rào, phía giáp với tỉnh lộ 47 là tường rào làm bằng dây kẽm gai, còn các mặt tường còn lại xây bằng bê tông
Lịch sử về nhà tù
Là một di tích lịch sử, nhà tù ở Phú Quốc sẽ gắn liền với các cột mốc lịch sử của nước ta. Cụ thể:
- Năm 1949, lợi dụng nhà cửa có sẵn của quân Trung Hoa quốc dân đảng để lại, lập nên nhà tù rộng khoảng 40ha gọi là trại cây dừa giam. Trại giam giữ khoàng 14.000 người. Sau Hiệp định Geneve, những tù binh này được trả cho Việt Nam
- Cuối năm 1955, Ngô Đình Diệm đã xây dựng một nhà giam tại đây rất kiên cố với diện tích 4ha chia là 3 khu: nhà giam tù nam, nhà giam tù nữ, nhà giam tù phụ lão. Ông đặt tên là trại huấn chính Cây Dừa hay nhà lao Cây Dừa
- Năm 1956, tù binh vượt ngục rất nhiều nên vào năm 1957, Nhà Nước Sài Gòn đưa tù binh vào đất liền và ra Côn Đảo
- Năm 1966, chiến tranh gay gắt, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã xây dựng ở đây nhà giam rộng 400ha, cách chỗ cũ khoảng 2km và đặt tên là nhà giam tù binh cộng sản Việt Nam. Từ đó nơi đây trở thành trung tâm giam giữ tù binh của toàn Việt Nam, hơn 32.000 tù binh được giam giữ ở đây
- Tháng 5/1969, tù binh ở nhà tù đã tổ chức vượt ngục thành công ở khu B2
- Sau năm 1975, chiến tranh đã tàn phá nhà tù Phú Quốc
- Năm 1995, nhà tù được bộ văn hóa thông tin công nhận là di tích lịch sử và được phục dựng lại như thời điểm hiện tại
Có thể nói rằng, di tích nhà tù Phú Quốc đã trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài. Gắn liền với nhiều dấu mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam.
Ý nghĩa lịch sử
Nhà tù ở Phú Quốc vẫn được biết đến là một di tích quốc gia đặc biệt. Nơi đây lưu giữ lại tội ác của đế quốc Mỹ đối với dân tộc ta. Đế quốc Mỹ đã sử dụng mọi cực hình dã man để làm mất đi ý chí chiến đấu và tinh thần yêu nước của nhân dân. Cảnh được dựng lại như tái hiện rõ nét hình ảnh tra tấn tàn bạo của Mỹ Ngụy. Đồng thời tố cáo tội ác của họ.
Nhà tù ở đảo ngọc là một minh chứng lịch sử rõ ràng nhất về tội ác của thực dân và đế quốc gây ra cho nước ta. Qua đó thể hiện được tinh thần yêu nước mãnh liệt và khả năng chiến đấu kiên cường của ông cha. Tham quan nhà tù, du khách trong và ngoài nước sẽ được hiểu rõ hơn về một phần lịch sử của Việt Nam.
Giờ đóng, mở cửa của nhà tù
Trại giam Phú Quốc được mở cửa bắt đầu từ 8 – 11h30 sáng và 13h30 – 17h chiều mỗi ngày. Đây là thời gian tham quan mà bạn sẽ có hướng dẫn viên đi cùng để thuyết minh về các khu vực, địa điểm của trại giam. Ngoài thời gian này, bạn vẫn có thể tham quan trại giam, nhưng sẽ không có hướng dẫn viên thuyết minh.
Kinh nghiệm tham quan nhà tù ở Phú Quốc
Là một di tích lịch sử và khuôn viên nhà tù cũng khá rộng. Vì vậy, bạn nên dành thời gian tìm hiểu thông tin sơ bộ, cần biết về nhà tù trước. Điều này sẽ giúp bạn có một chuyến tham quan hữu ích nhất.
Phương tiện đi đến nhà thù Phú Quốc
Để thuận tiện và dễ dàng hơn cho bạn khi tham quan nhà tù cũng như khám phá các địa điểm du lịch khác. Bạn nên lựa chọn xe máy để chi chuyển đến đây. Bạn hoàn toàn có thể thuê xe máy. Tại đảo Phú Quốc, có rất nhiều địa điểm thuê xe máy dành cho khách du lịch. Bạn nên tìm một địa điểm cho thuê xe gần khu vực lưu trú.
Khu vực thị trấn Dương Đông có nhiều địa điểm thuê xe máy Phú Quốc phục vụ khách tham quan uy tín và chất lượng. Bạn có thể tham khảo và lựa chọn địa điểm phù hợp nhất.
Nếu bạn đi theo tour du lịch Phú Quốc, thì bạn không phải lo chuẩn bị phương tiện di chuyển đến nhà tù. Bên dịch vụ sẽ chuẩn bị cho bạn.
Hướng dẫn tham qua nhà tù
Để dễ dàng hơn khi tham quan, bạn cần biết sơ qua cấu trúc và điểm nổi bật của nhà tù ở Phú Quốc. Nhờ đó mà bạn sẽ lưu tâm hơn khi đi qua các khu vực, các địa điểm ở bên trong nhà tù.
Cơ sở hạ tầng
Khi tham quan trại giam Phú Quốc, bạn sẽ được tận mắt xem toàn bộ cơ sở, kiến trúc hạ tầng của trại giam. Về tổng quan, trại giam có diện tích rộng khoảng 400ha, gồm có 12 phân khu, mỗi phân khu đều có chuồng cọp và nhà biệt giam để giam giữ các tù binh.
Các địa điểm nổi bật
Bạn sẽ được tham quan rất nhiều địa điểm khác nhau ở trong di tích nhà tù Phú Quốc. Mỗi địa điểm sẽ gắn với một câu chuyện lịch sử. Trong đó nổi bật là các địa điểm sau:
- Phân khu B2: Địa điểm tái hiện lại cảnh nhà tù trước đây. Có rất nhiều hình nộm tù nhân và binh lính diễn tả lại những hành động tra tấn chân thực, rõ nét
- Chuồng cọp kẽm gai: Nơi tù nhân bị giam giữ giữa trời mưa nắng và không thể di chuyển được
- Phòng biệt giam: Nơi giam giữ tù nhân và các hình thức tra tấn không thể độc ác hơn
- Còn rất nhiều địa điểm khác mang đậm dấu ấn lịch sử hào hùng mà bạn sẽ được tham quan khi đến đây.
Thời điểm tham quan trại giam lý tưởng
Phần lớn không gian của trại giam Phú Quốc là ở ngoài trời. Vì vậy, để thuận tiện cho việc tham quan. Bạn cũng cần chú ý đến thời tiết để lựa chọn thời điểm tham quan cho phù hợp. Theo kinh nghiệm du lịch đảo ngọc được nhiều người chia sẻ. Thời điểm lý tưởng nhất để tham quan trại giam là khoảng tháng 11 đến tháng 6 năm sau. Lúc này, thời tiết ở đảo ít mưa và khá dễ chịu. Rất thích hợp cho việc tham qua các địa điểm ngoài trời.
Có thể bạn muốn biết: Đi du lịch Phú Quốc mùa nào đẹp? Kinh nghiệm đúc kết TẠI ĐÂY
Các hình thức tra tấn tại nhà tù
Đến tham quan nhà tù ở Phú Quốc. Điều ấn tượng và đáng nhớ nhất đối với tất cả mọi người đó chính là các hình thức tra tấn. Đây cũng chính là lý do khiến một số người từ chối tham quan địa điểm này. Bởi họ sợ bị ám ảnh. Một số hình thức tra tấn nổi bật ở nhà tù có thể kể đến như:
Chuồng cọp kẽm gai
Chuồng được đặt ở bên ngoài trời và được làm bằng dây thép gai. Kích thước của các chuồng cọp rất đa dạng. Tù nhân không thể ngồi xuống và không thể đứng thẳng khi bị giam vào đây. Các tù nhân sẽ phải cởi hết quần áo và chỉ mặc một chiếc quần đùi. Để cảm nhận cảm giác dầm mưa dãi nắng suốt ngày đêm.
Đóng đinh
Để làm nhục ý chí của tù binh, nhiều biện pháp tra tấn được áp dụng. Bạn sẽ bắt gặp cảnh binh lính sử dụng những chiếc đinh đóng vào cơ thể của tù nhân. Loại đinh sử dụng là đinh 3 phân hoặc 7 phân. Chúng có thể được đóng vào đầu, vào cổ, đầu gối,… Hầu hết, xương của tù nhân sẽ bị vỡ vụn khi đinh đóng vào.
Đèn cao áp soi vào mắt
Đây là một hình thức tra tấn rất dữ tợn. Chúng sử dụng đèn cao áp để soi vào mắt của tù nhân, đến khi nào nóng nổ con ngươi. Tù nhân sẽ được đặt nằm cố định ở trên ghế dài. Sau đó, quản ngục sẽ ép tù nhân mở to mắt ra và dùng đèn cao áp chiếu vào. Sức nóng của đèn cao áp khiến mắt bị chín đến mức nổ con ngươi.
Lộn vỉ sắt
Các vỉ sắt đầy những mấu sắc. Chúng bắt tù binh cởi hết áo rồi lộn đầu trên đoạn vỉ sắt đó. Qua vài lần lộn như vậy, lưng các tù nhân sẽ bị tróc da và chảy máu nhìn rất thương.
Cho vào thùng chứa đầy nước
Tù nhân sẽ được cho vào thùng phuy. Sau đó chúng cho nước vào đầy thùng. Một người quản ngục của nhà tù Phú Quốc sẽ ấn đầu tù nhân cho ngập nước. Người còn lại sẽ dùng búa gõ thật mạnh vào thùng phuy. Mục đích là khiến cho tù nhân sặc nước, vỡ tai đến chết. Bạn có thể tưởng tượng cảm giác của hình thức tra tấn này. Nó giống hệt cảm giác như bị ai đó hét vào tai, nhưng được nhân lên gấp ngàn lần.
Đục răng
Nghe đã thấy man rợn. Nhưng đây lại là hình thức tra tấn được xem là nhẹ nhất, trong số rất nhiều hình thức tra tấn được đế quốc áp dụng với dân ta. Binh lính sử dụng một chiếc gậy nhỏ kê vào răng của tù nhân, rồi dùng búa gõ thật mạnh vào đầu gậy. Nếu muốn đục răng ở hàm dưới thì đáng lên, còn đục răng hàm trên thì lại đánh xuống.
Khi răng đã rơi ra, tù nhân buộc phải nuốt ngay máu. Có người còn phải nuốt trôi cả răng xuống dạ dày. Chúng không chỉ đục một, mà đục liền nhiều răng cùng một lúc. Vì vậy mà cảm giác đau đơn tăng lên gấp nhiều lần.
Luộc sống
Hình thức tra tấn này có ở thời Trung Cổ. Song nó vẫn được áp dụng cho các tù nhân tại nhà tù ở Phú Quốc. Tù nhân sẽ được quản tù bỏ vào bao tải. Sau đó bỏ vào chảo nước đang sôi. Cảm giác đau rát đến vô cùng.
Lưu ý khi tham quan nhà tù ở Phú Quốc
Cũng như tham quan những địa điểm du lịch khác. Khi tham quan nhà tù Phú Quốc bạn cũng cần chú ý đến một số yếu tố, đó là:
Trang phục
Bạn nên mặc những trang phục lịch sự, tránh các trang phục phản cảm. Bởi đây là một di tích lịch sử và bạn cần phải thể hiện sự tôn nghiêm trong trang phục khi tham quan. Ngoài ra, thì bạn cũng nên chọn những trang phục thoải mái, để dễ dàng di chuyển.
Các lưu ý khác
Ngoài việc chú ý đến trang phục, thì bạn cũng cần để ý đến các yếu tố sau:
- Không lấy tay sờ hoặc làm ảnh hưởng đến các hiện vật, các đồ được trưng bày
- Nếu mang theo đồ ăn và nước uống. Sau khi sử dụng xong, bạn cần vứt rác đúng nơi quy định. Tránh làm ảnh hưởng đến vệ sinh của khu di tích nhà tù Phú Quốc
- Tại nhà tù có một cửa hàng ăn vặt và quà tăng. Bạn có thể mua đồ ăn và quà bánh tại đó
- Thời gian tham quan trại giam mất khoảng 1 – 2 giờ
- Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về nhà tù, bạn có thể thuê hướng dẫn viên đi cùng. Giá dao động khoảng 100.000 – 200.000 đồng
- Dọc đường Nguyễn Văn Cừ có nhiều khu nhà tù, song chúng lại không phục vụ mục đích du lịch
>> Xem thêm: Kinh nghiệm đi du lịch Phú Quốc cần chuẩn bị gì tối giản nhất
5 điều lầm tưởng về nhà tù tại Phú Quốc
Không phải tất cả, nhưng nhiều người vẫn có những điều lầm tưởng về nhà tù ở tại đảo ngọc Phú Quốc. Một số lầm tưởng đó có thể kể đến như:
Nhà tù Phú Quốc không phải nhà tù Côn Đảo
Nhà tù Phú Quốc và nhà tù Côn Đảo nằm ở 2 địa điểm khác nhau. Mặc dù, chúng có điểm chung là cùng nằm ở ngoài đảo. Một nhà tù thuộc về tỉnh Kiên Giang, một nhà tù thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Di tích lịch sử không phải nhà giam
Khi nghe đến nhà tù hay nhà giam Phú Quốc. Một số người lại nghĩ rằng đây là là nơi giam những người vi phạm pháp luật. Nhưng thực chất đây lại là nơi giam giữ những tù binh trong chiến tranh. Những người yêu nước và dám đứng lên đấu tranh để bảo vệ nền độc lập cho dân tộc. Hiện tại, nhà tù Phú Quốc là di tích lịch sử quốc gia không còn giam giữ bất kì một tù binh nào.
Pháp xây, Mỹ dùng và Việt trị
Nhà tù là một minh chứng lịch sử qua nhiều thời kì. Ban đầu, nhà tù trên đảo do Pháp xây dựng để giam giữ những người Việt yêu nước. Sau đó, khi Mỹ vào Việt Nam, nơi đây trở thành nơi giam giữ Việt Cộng. Và những hình thức tra tấn tại nhà tù hầu hết là do người Việt áp dụng với các tù binh giam ở đây. Tất nhiên là dưới sự chỉ huy của đế quốc Mỹ.
Không phải nguyên bản mà được phục dụng
Như đã chia sẻ ở trên, sau khi giải phóng vào năm 1975, nhà tù đã bị chiến tranh tàn phá. Cảnh quan hiện tại ở đây được phục dựng để tái hiện lịch sử năm xưa.
Chỉ giam chứ không chôn người
Mặc dù, nhà tù ở đảo ngọc Phú Quốc sử dụng rất nhiều hình thức tra tấn dã man. Song nơi này chỉ được sử dụng để giam giữ tù nhân. Còn những tù nhân chết sẽ được đưa đến nghĩa trang gần đó để chôn.
Đến đây thì bạn đã hiểu rõ hơn về nhà tù Phú Quốc, một di tích lịch sử đặc biệt của nước ta. Nơi tạo nên những trang lịch sử hào hùng, để chúng ta – con cháu ngày nay tự hào. Phú Quốc đẹp và mê hoặc là vậy nhưng đi đến địa điểm này lòng mỗi người cũng sẽ quặn lại. Quặn lại vì những đau đớn và xót xa mà tổ tiên chúng ta đã phải gánh chịu, để giữ được một Việt Nam hòa bình và tốt đẹp như ở thời điểm hiện tại.
Có thể bạn quan tâm:
- Du Lịch Phú Quốc | Khám Phá Hòn Đảo Ngọc Của Việt Nam
- Kinh nghiệm du lịch Phú Quốc tự túc từ A – Z chi tiết và mới nhất
- Trải nghiệm tour Phú Quốc 3 ngày 2 đêm | Lịch trình, chi phí, vui chơi
- Trọn bộ kinh nghiệm du lịch Bãi Sao Phú Quốc MỚI NHẤT 2024
- Báu Vật Hòn Thơm Phú Quốc: Thiên Đường Biển Kiều Diễm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!