Đền Quán Thánh: Nơi Lưu Giữ Linh Hồn Thăng Long
Đền Quán Thánh ở đâu?
Đền Quán Thánh, còn có tên gọi khác là Trấn Vũ Quán, tọa lạc tại số 190 phố Quán Thánh, phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội. Được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028), ngôi đền là một trong Thăng Long Tứ Trấn, cùng với Đền Bạch Mã, Đền Kim Liên và Đền Voi Phục, tượng trưng cho tứ phương, góp phần bảo vệ kinh thành khỏi những điều xấu xa.
Đền Quán Thánh mang đậm phong cách kiến trúc truyền thống của Việt Nam, kết hợp hài hòa với yếu tố Đạo giáo. Bước qua cổng tam quan bề thế, du khách sẽ đi qua các lớp lang: sân trước, tiền đường, trung đường và cuối cùng là hậu cung, nơi thờ tự tượng Huyền Thiên Trấn Vũ. Mỗi khu vực đều được chạm khắc tinh xảo, họa tiết hoa văn rồng phượng uy nghi, mái ngói đỏ tươi, tạo nên cảm giác linh thiêng, cổ kính.
Giới thiệu lịch sử đền Quán Thánh
Đền Quán Thánh thờ vị thần nào?
Tên gọi đền Quán Thánh bắt đầu từ cách đọc chệch của từ Quan Thánh Trấn Võ hay gọi gọi là Trấn Vũ Quán, thờ vị thần trấn giữ cửa ngõ phía bắc của kinh thành Thăng Long là Huyền Thiên Trấn Vũ.
Thật ra, hình tượng Huyền Thiên Trấn Vũ ở đền Quán Thánh được kết hợp giữa một mặt là nhân vật thần thoại của Trung Quốc – Trấn Vũ, vị thần tượng trưng cho sao Bắc Cực; cai quản và trấn giữ phương bắc. Mặt khác lại là hình tượng thần thoại dân gian; vị thánh đã giúp vua An Dương Vương diệt trừ tà ma trong quá trình xây dựng thành Cổ Loa.
Điểm nhấn đặc biệt của Đền Quán Thánh chính là pho tượng Huyền Thiên Trấn Vũ bằng đồng đen, cao gần 4m, nặng tới 4 tấn, được đặt chính giữa hậu cung. Tượng thờ mô tả vị thần cưỡi trên lưng rùa đen, tay cầm gươm báu, oai phong lẫm liệt, hướng ra phía Bắc – hướng của cửa ngõ Thăng Long xưa. Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ được công nhận là bảo vật quốc gia của Việt Nam, là biểu tượng cho sức mạnh, sự uy nghiêm, bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân. Được xây dựng từ thời vua Lý Thái Tổ (1010 – 1028), Đền Quán Thánh là một trong Tứ Trấn của kinh thành Thăng Long, góp phần bảo vệ kinh thành khỏi những điều xấu xa. Hình ảnh Huyền Thiên Trấn Vũ – vị thần trấn giữ phương Bắc, cưỡi rùa đen, tay cầm gươm báu – được coi như biểu tượng cho sức mạnh, sự uy nghiêm, bảo vệ cuộc sống bình yên cho người dân. Sự tồn tại của Đền Quán Thánh qua hàng thế kỷ như một lời nhắc nhở về quá khứ vàng son, về ý chí bảo vệ độc lập, xây dựng đất nước của ông cha ta. Ngôi đền là minh chứng cho sự trường tồn của văn hóa Thăng Long, là niềm tự hào của người dân Hà Nội và cả nước. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Đền Quán Thánh vẫn giữ được vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân Hà Nội. Vào những dịp lễ Tết, rằm tháng Giêng, hay những ngày đầu tháng, người dân thường đến đây thắp hương, cầu mong sức khỏe, bình an, may mắn cho bản thân và gia đình. Đền Quán Thánh còn là nơi diễn ra nhiều lễ hội truyền thống như: Lễ hội Trấn Vũ (15 tháng 3 âm lịch), Lễ hội cầu mưa (15 tháng 7 âm lịch)… Đây là những dịp để người dân thể hiện lòng thành kính đối với các vị thần linh, đồng thời cầu mong cho mùa màng bội thu, cuộc sống an khang thịnh vượng. Đền Quán Thánh bảo lưu nhiều hiện vật quý giá, có niên đại hàng trăm năm, như: bia đá, chuông đồng, đồ thờ tự… Mỗi hiện vật đều mang dấu ấn thời gian, thể hiện sự tinh xảo trong kỹ thuật chế tác và giá trị nghệ thuật độc đáo. Ngoài ra, kiến trúc của đền cũng là một điểm nhấn thu hút du khách. Kiến trúc mang đậm phong cách truyền thống Việt Nam, kết hợp hài hòa với yếu tố Đạo giáo. Các chi tiết chạm khắc tinh xảo, hoa văn rồng phượng uy nghi, mái ngói đỏ tươi… tạo nên một không gian linh thiêng, cổ kính. Mỗi năm vào ngày 3 tháng 3 âm lịch nơi đây sẽ tổ chức lễ hội, với nhiều nghi lễ và hoạt động tín ngưỡng khác nhau. Bên cạnh đó, vào những ngày mùng 1, rằm hoặc lễ tết ngôi đền này cũng đón tiếp rất nhiều du khách và người dân đến dâng hương, cầu bình an, tài lộc… Bạn có thể tham quan đền trong khung giờ từ 8h00 đến 17h00 hàng ngày. Tuy nhiên, vào những ngày mùng 1 và rằm hàng tháng, đền sẽ mở cửa muộn hơn, đến 20 giờ tối. Đặc biệt, vào đêm giao thừa, đền Quán Thánh sẽ mở cửa suốt đêm để phục vụ nhu cầu dâng lễ cầu an của người dân. Về đường đi, phố Quán Thánh nằm ở gần khu vực trung tâm nên khá dễ tìm trên bản đồ, đối xứng với đường Phan Đình Phùng. Vì đây là đường một chiều nên bạn cũng nên chú ý khi di chuyển bằng phương tiện cá nhân. Theo đó, đến đền Quán Thánh, bạn có thể di chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau, như xe máy (có thể gửi gần đó) hoặc ô tô, taxi… Một số tuyến buýt như tuyến 14, tuyến 45 và tuyến 50. Nếu du lịch ở Hà Nội thì phương tiện được ưa chuộng nhất vẫn là xe máy. Bạn có thể tham khảo thêm về dịch vụ thuê xe máy tự lái ở Hà Nội. Hướng đi từ cửa hàng thuê xe máy ở Hà Nội MOTOGO đến đền Quán Thánh Bạn có thể chuẩn bị như cách sắm lễ đi chùa cầu may vào các dịp trong năm. Đồ lễ có thể là đỗ chay hay mặn tùy từng gia đình nhưng nên chuẩn bị thêm tiền vàng và tiền để gửi hòm công đức. Theo phong tuc, việc đi lễ Tứ trấn hàng năm sẽ theo chiều thuận là Đông; Tây; Nam; Bắc nghĩa là tới lễ đền Quán Thánh cuối cùng nhưng ngày nay để cho thuận đường; bạn có thể lễ tại Quán Thánh trước cũng được. Thứ tự lễ trong đền sẽ là Cổng Tam Quan; gian thờ đặt tượng Trấn Vũ và hậu cung phía sau. Đền Quán Thánh là một di tích lịch sử văn hóa quan trọng của Hà Nội, thu hút đông đảo du khách đến tham quan mỗi năm. Tuy nhiên, để có một chuyến tham quan ý nghĩa và trọn vẹn, du khách cần lưu ý một số điều sau: Khi đến tham quan đền, du khách nên mặc trang phục lịch sự, kín đáo, phù hợp với không gian tâm linh. Tránh mặc quần áo quá hở hang, phản cảm. Đền Quán Thánh là nơi thờ tự linh thiêng, do đó du khách cần giữ gìn trật tự, không ồn ào, nói chuyện to tiếng, hay có những hành vi gây mất trật tự chung. Đền có một số khu vực cấm dành cho các nghi lễ tôn giáo, du khách không nên xâm phạm vào những khu vực này. Du khách nên tuân thủ các quy định về chụp ảnh tại đền, không chụp ảnh tại những nơi có biển báo cấm. Vào những ngày lễ Tết, rằm tháng Giêng, hay những ngày đầu tháng, đền Quán Thánh thường đông du khách. Do đó, du khách cần cẩn thận với móc túi, bảo quản tốt tài sản cá nhân. Du khách không nên xả rác bừa bãi trong khuôn viên đền. Hãy giữ gìn vệ sinh chung để bảo vệ môi trường và cảnh quan của đền. Khi tham quan đền, du khách cần tôn trọng văn hóa tín ngưỡng của người Việt Nam. Không nên có những hành động thiếu tôn trọng đối với các nghi lễ tôn giáo, các vị thần linh. Đền Quán Thánh là một di tích lịch sử văn hóa quan trọng của Hà Nội, là điểm đến không thể bỏ qua cho những ai yêu thích khám phá văn hóa và tâm linh Việt Nam. Đến đây, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian linh thiêng, cổ kính, tìm hiểu về lịch sử hào hùng của kinh đô Thăng Long và cầu mong những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình. Có thể bạn quan tâm:Tượng Huyền Thiên Trấn Vũ – Vị thần trấn giữ kinh thành
Ý nghĩa văn hóa và lịch sử của Đền Quán Thánh
Biểu tượng của Thăng Long xưa
Trung tâm sinh hoạt tín ngưỡng của người dân Hà Nội
Nơi lưu giữ các giá trị nghệ thuật và lịch sử
Lễ hội đền Quán Thánh là khi nào?
Đền Quán Thánh mấy giờ đóng cửa?
Hướng dẫn đường đi và phương tiện di chuyển
Cách đi lễ đền Quán Thánh
Những điều lưu ý khi tham quan Đền Quán Thánh
1. Trang phục lịch sự
2. Giữ gìn trật tự
3. Không xâm phạm vào các khu vực cấm
4. Không chụp ảnh tại những nơi có biển báo cấm
5. Cẩn thận với móc túi
6. Giữ gìn vệ sinh chung
7. Tôn trọng văn hóa tín ngưỡng
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!