Côn Sơn Kiếp Bạc | Ngôi đền công danh nổi tiếng Hải Dương

Côn Sơn – Kiếp Bạc là quần thể di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt quan trọng của Việt Nam, gắn liền với những trang sử hào hùng của dân tộc. Bài viết này MOTOGO sẽ đưa bạn vào hành trình khám phá vẻ đẹp linh thiêng, giá trị lịch sử và ý nghĩa văn hóa sâu sắc của Côn Sơn Kiếp Bạc.

Côn Sơn – Kiếp Bạc là quần thể di tích lịch sử – văn hóa đặc biệt quan trọng của Việt Nam. 

Giới thiệu về Côn Sơn – Kiếp Bạc

Khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Quần thể di tích này thuộc địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây gắn liền với những vị anh hùng, danh nhân văn hóa của dân tộc Việt Nam. Khi tới đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng phong cảnh núi non hùng vỹ mà còn khám phá được chuỗi di tích lịch sử hào hùng.

côn sơn kiếp bạc
Quần thể di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc địa bàn thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương.

Côn Sơn – Kiếp Bạc là một quần thể di tích rộng lớn, bao gồm nhiều công trình kiến trúc cổ kính, trong đó tiêu biểu nhất là chùa Côn Sơn (Thiên Tư Phúc Tự) và đền Kiếp Bạc. Nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, phản ánh văn hóa nghệ thuật thời Trần. Năm 1962, quần thể di tích được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia, đến năm 2012 được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt.

Lịch sử khu di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc

Đây là nơi lưu giữ những di tích lịch sử liên quan đến chiến công lẫy lừng của quân dân nhà Trần 3 lần đánh thắng quân xâm lược hùng mạnh Nguyên Mông thế kỉ XIII. Nơi đây cũng lưu giữ chiến công 10 năm vang dội của nghĩa quân Lam Sơn đánh đuổi quân Minh xâm lược. Bên cạnh đó,  thân thế và sự nghiệp lẫy lừng của những vị anh hùng cũng lưu giữ tại đây. Như Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo, Trần Nguyên Đán. Pháp Loa…

côn sơn
Quần thể Côn Sơn Kiếp Bạc đã được công nhận là khu di tích quốc gia đặc biệt. 

Năm 2010, thủ tưởng Chính Phủ đã phê duyệt quyết định quy hoạch tổng thể bảo tồn Khu di tích lịch sử – văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc, thuộc địa phận Chí Linh Hải Dương. Đến năm 2012, nơi đây đã được công nhận là khu di tích quốc gia đặc biệt. 

Cách di chuyển đến Côn Sơn – Kiếp Bạc

Đường đến Côn Sơn- Kiếp Bạc

Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 90km. Bạn có thể dễ dàng di chuyển đến nơi đây. Bạn có thể đi theo lộ trình trên Google Maps hoặc qua lộ trình di chuyển như sau. Từ Cầu Thanh Trì -> Đi thẳng lên đường I -> rẽ sang đường 18 hướng đi Phả Lại -> Đi thẳng đến cầu Phả Lại -> Đi thêm 50km đến ngã 3 Sao Đỏ -> Đi thẳng 1km theo hướng đi Quảng Ninh -> Rẽ trái sẽ thấy biển báo đi Côn Sơn – Kiếp Bạc -> Đi thẳng là tới nơi.

Đường đi từ Hà Nội đến Côn Sơn Kiếp Bạc khá đơn giản, thuận tiện

Đến Côn Sơn Kiếp Bạc bằng phương tiện gì?

Di chuyển bằng xe khách

Du khách có thể đến bến xe Mỹ Đình, bắt chuyến xe Hà Nội – Quảng Ninh như: Kalong, Đức Phúc… Giá vé khoảng 70.000-100.000vnd/ lượt/ người tùy từng  nhà xe.

Di chuyển bằng xe máy tự lái

Sẽ không khó cho bạn có một chuyến đi bằng xe máy đến Côn Sơn – Kiếp Bạc để có thể thỏa sức ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên hai bên đường. Bên cạnh đó, hai địa điểm Côn Sơn và Kiếp Bạc cách nhau khoảng 5km. Nếu bạn không có phương tiện di chuyển riêng thì sẽ cần thuê xe ôm và taxi đi lại đó. Xe máy luôn là lựa chọn lý tưởng nhất cho chuyến du lịch này.

Tất cả xe tại MOTOGO đều là dòng xe mới nhất 2019-2020. Tuyệt vời chưa ?
Xe thuê tại MOTOGO thực sự rất đáng tiền, chất lượng trên tuyệt vời.

Hễ có thời gian du lịch, mình luôn chọn MOTOGO – Dịch vụ thuê xe máy tự lái số 1 Hà Nội. Mặc dù có xe máy riêng ở nhà, nhưng mình vẫn lựa chọn thuê xe bên MOTOGO. Bởi xe ở đây chất lượng tốt, mới 100%, chạy khỏe hơn cả xe nhà. Khi đi du lịch mình có thể an tâm thoải mái di chuyển mà không lo gặp trục trặc trên đường.

Đến Côn Sơn Kiếp Bạc cầu gì?

Nơi đây ghi dấu ấn của những chiến công hào hùng, lẫy lừng của lịch sử dân tộc Việt Nam. Những vị hiền tài bậc nhất của dân tộc cũng được tôn thời tại đây. Theo tương truyền, nơi đây được mệnh danh là nơi linh thiêng bậc nhất cả nước. ” “Ai có lòng thành khẩn cầu liền ứng nghiệm”. 

Nơi đây được mệnh danh là nơi linh thiêng bậc nhất cả nước.

Theo quan niệm dân gian muốn cầu việc lớn, cầu quan tước, thăng thưởng, cầu phải trái phân minh thì xin ấn “Trần Triều Hưng Đạo Vương chi ấn”, hoặc ấn “Quốc Pháp Đại Vương”; cầu sinh con, tài lộc dồi dào, sự tốt lành phát triển thì xin ấn “Vạn Dược Linh Phù”; còn xin ấn “Phi thiên thần kiếm linh phù” là để cầu tránh tà ma, bệnh tật, giặc giã…

Mỗi năm, khu di tích lịch sử – văn hóa Côn Sơn – Kiếp Bạc đón nhận hàng ngàn lượt du khách thập phương đến đây. Họ đến không chỉ vãn cảnh. Mà còn mong ước cầu bình an, yên ấm, công danh và tài lộc cho gia đình, con cái. Nơi này thực sự linh thiêng nhất là vào dịp lễ xin ấn. Bởi mọi người quan niệm rằng, mọi sự kêu cầu đức danh đều linh nghiệm.

Khám phá vẻ đẹp của Côn Sơn Kiếp Bạc

Chùa Côn Sơn

Chùa Côn Sơn hay còn gọi là ” Thiên Tư Phúc Tự” hay ” chùa Hun“. Nghĩa của tên “Thiên Tư Phúc Tự ” nghĩa là ngôi chùa được trời ban cho phước lành. Đây là ngôi chùa trên ngọn núi Côn Sơn, thuộc ở phường Cộng Hoà, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Tương truyền đây là nơi từng diễn ra trận hoả công hun lửa tạo khói để vây bắt tướng nhà Ngô của Đinh Bộ Lĩnh thời loạn 12 sứ quân thế kỉ X.

Chùa Côn Sơn gắn bó với sự nghiệp lẫy lừng của nhiều tên tuổi lớn trong lịch sử nước ta

Chùa Côn Sơn là một trong 3 trung tâm thiền phái Trúc lâm cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm (Quảng Ninh). Nơi đây gắn bó với sự nghiệp lẫy lừng của nhiều tên tuổi lớn trong lịch sử nước ta như: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Đán, Thiền sư Huyền Quang _ vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm,…

Chùa có đến 83 gian, bao gồm các công trình như: tam quan, thượng hạ điện, tả hữu vu, lầu chuông, gác trống. Do chiến tranh, hiện nay, chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa nhỏ nép mình dưới bóng rợp cổ thụ.  Chùa Côn Sơn xưa nay là danh lam cổ tích của đất nước, hiện còn nhiều dấu tích và cổ vật có giá trị.

Đền Kiếp Bạc

Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên (làng Kiếp) và Dược Sơn (làng Bạc). Kiếp Bạc là nơi Trần Quốc Tuấn lập căn cứ địa, tích trữ lương thực,  huấn luyện binh sĩ trong cuộc chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỉ XIII.

Một số người theo thuyết phong thủy cho rằng đây chính là nơi tụ khí để gây dựng cơ nghiệp. Khu vực đền Kiếp Bạc là một thung lũng trù phú được bao bọc bởi dãy núi Rồng, một phía là Lục Đầu Giang. Núi tạo thành thế rồng chầu, hổ phục, sông tạo thành minh đường rộng rãi. Trên trán cổng mặt ngoài có 4 chữ “Hưng thiên vô cực”. Qua cổng lớn, bên trái có giếng Ngọc mắt rồng linh thiêng.

đền kiếp bạc
Khu vực đền Kiếp Bạc là một thung lũng trù phú được bao bọc bởi dãy núi Rồng, một phía là Lục Đầu Giang.

Tòa điện ngoài cùng của đền thờ Phạm Ngũ Lão, toà thứ hai thờ Hưng Đạo Vương. Tòa cuối cùng thờ phu nhân của Trần Hưng Đạo và hai con gái. Nơi đây có đặt 7 pho tượng của 7 vị: Trần Hưng Đạo, Phu nhân và hai con gái, con rể Phạm Ngũ Lão cùng Nam Tào, Bắc Đẩu. Bên cạnh đó là 4 bài vị thờ con trai ông và hai vị tướng là Yết Kiêu và Dã Tượng

Đền thờ Nguyễn Trãi

Đền thờ Nguyễn Trãi được khởi công xây dựng năm 2000 trên mảnh đất rộng 10.000m2  tại chân núi Ngũ Nhạc. Nơi đây là công trình trọng điểm trong khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc. Nơi đây được thiết kế theo phong cách truyền thống và rất độc đáo. Đền thờ Nguyễn Trãi thỏa mãi nhu cầu du lịch gắn với lịch sử tâm linh của thế hệ mai sau.

Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm trong khu di tích Côn Sơn Kiếp Bạc.

Đền thờ Trần Nguyên Đán

Đền thờ Trần Nguyên Đán – ông của Nguyễn Trãi, nằm trên cả đền thờ Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi, gần thượng nguồn suối Côn Sơn. Ông đã nuôi dạy Nguyễn Trãi trưởng thành tại núi Côn Sơn và cùng vợ xây dựng công trình kiến trúc trong núi. Động Thanh Hư là công trình quy mô, hoành tráng với nhiều hạng mục kiến trúc hoà với thiên nhiên.

Trong Đền hệ thống hoành phi, câu đối, đồ thờ bài trí theo nghi thức truyền thống.

Khi ông tạ thế, vua Trần nhớ công ơn của ông nên hạ lệnh lập đền, tạc tượng vị Tướng quốc tại Côn Sơn. Tuy nhiên, trải qua bao tháng năm, ngôi đền xưa đã không còn. Năm 2005, Hải Dương xây dựng đền Thanh Hư trên nền nhà cũ của ông với kiến trúc theo chữ Đinh. Trong Đền hệ thống hoành phi, câu đối, đồ thờ bài trí theo nghi thức truyền thống. Tượng Quan Đại Tư Đồ thần thái uy nghiêm, nhân từ.

Thời điểm lý tưởng tham quan

Du khách có thể đến Côn Sơn Kiếp Bạc vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất để tham quan là vào mùa xuân (tháng 2 đến tháng 4) hoặc mùa thu (tháng 8 đến tháng 10). Lúc này, thời tiết mát mẻ, dễ chịu, thích hợp cho việc đi bộ leo núi và tham quan các di tích.

Thời điểm thích hợp đến tham quan là mùa xuân và mùa thu. 

Lễ hội Côn Sơn – Kiếp Bạc

Lễ hội truyền thống vào mùa xuân

Lễ hội mùa xuân tại Côn Sơn Kiếp Bạc từ lâu đã trở thành một tập quán đẹp. Mở đầu là lễ khai hội tổ chức vào 16 tháng Giêng hàng năm. Lễ hội vẫn duy trì các nghi lễ truyền thống: Dâng hương khai hội, tế khai xuân, rước nước, khai hội mùa xuân, tế trên núi Ngũ Nhạc, lễ giỗ Đệ tam tổ Trúc Lâm Huyền Quang Tôn giả, lễ đàn mông sơn thí thực.

lễ hội côn sơn kiếp bạc
Lễ hội mùa xuân tại Côn Sơn Kiếp Bạc từ lâu đã trở thành một tập quán đẹp.

Phần hội có nhiều hoạt động phong phú, hấp dẫn. Thi gói bánh chưng, giã bánh dày, liên hoan pháo đất, vật dân tộc…Và các hoạt động văn hoá, văn nghệ khác.

Lễ hội truyền thống vào mùa thu

“Tháng Tám giỗ cha, tháng Ba giỗ mẹ” là câu nói nguồn cội nhớ về ngày mất của Trần Hưng Đạo. Mùa thu tượng âm, tháng Tám giữa thu là chính âm. Lễ hội giỗ cha vào tháng Tám là âm dương hoà hợp. Mùa màng cây cối tốt tươi, vạn sự hanh thông. Lễ hội chính âm được coi là linh thiêng, mọi sự cầu đức đều được linh ứng. Vào tháng 8, nhân dân cả nước lần lượt đổ về đền Kiếp Bạc rất đông.

lễ hội mùa thu
Lễ hội mùa thu thu hút rất nhiều du khách tới với Côn Sơn – Kiếp Bạc. 

Lễ hội có những nghi lễ truyền thống như lễ dâng hương và tế cáo yết; lễ khai ấn và ban ấn đền Kiếp Bạc, lễ giỗ Đức Thánh Trần.  Lễ tưởng niệm ngày mất của Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi; lễ cầu an, hội hoa đăng… Phần hội là các trò chơi dân gian truyền thống như múa rối nước, đua thuyền…

Kinh nghiệm du lịch Côn Sơn Kiếp Bạc

Đặc thù của Côn Sơn kiếp bạc là khu di tích lịch sử – văn hóa. Do đó, khi ghé thăm nơi đây, bạn cần chú ý một số điều sau để có một chuyến đi cầu bình an, tài đức trọn vẹn nhất.

  • Là nơi linh thiêng, khi đến bạn cần nghiêm túc và hạn chế cười đùa quá lớn ảnh hưởng đến không khí trang trọng xung quanh.
  • Trang phục kín đáo, tao nhã. Không mặc đồ quá hở hang, hay những trang phục qua đầu gối.
  • Địa hình đồi núi và bạn cần phải di chuyển bằng đường bộ khá nhiều, bạn nên tránh đi giày cao gót. Hãy chuẩn bị cho mình một đôi giày thể thao êm ái và dễ đi lại nhé.
  • Bạn cần mang theo một vài vật dụng như ô dù, mũ nón phòng thời tiết xấu.
lưu ý khi du lịch côn sơn kiếp bạc
Khi ghé thăm nơi đây, bạn cần chú ý một số điều sau để có một chuyến đi cầu bình an, tài đức trọn vẹn nhất.

Ngoài ra, gần nơi đây có nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng khác như: Chùa Tam Chúc, chùa Ba Vàng,…Trên đây là những chia sẻ của mình về khu di tích lịch sử- văn hóa Côn Sơn- Kiếp Bạc. Hi vọng bạn sẽ có một chuyến du lịch tâm linh trọn vẹn.

Có thể bạn quan tâm: 

Bình luận

  1. BAD BOY says: Trả lời

    ĐC

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *